Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thời gian qua, hệ thống chính sách an sinh xã hội đã cơ bản đảm bảo công bằng, toàn diện, khẳng định quyền an sinh của người dân, góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị và trật tự xã hội.
Nhằm từng bước đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chính sách an sinh xã hội, ngày 25/11/2022 Thủ tướng Chính phủ đã ký Chỉ thị số 21/CT-TTg về thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt.
Sau một thời gian triển khai thực hiện, Chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt đang mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, trong đó thấy rõ những tiện ích sau:
– Tiện ích thứ hai là về các phương thức thanh toán: Công tác chi trả ưu đãi an sinh xã hội được thực hiện bởi các đơn vị Nhà nước và dịch vụ bưu chính công ích bảo đảm tính chuyên nghiệp, được quản lý thống nhất, bảo đảm an toàn các nguồn tiền chi trả do cơ quan Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý, công tác an toàn tiền mặt tuân thủ theo quy trình nghiêm ngặt, chuyên nghiệp.
– Tiện ích thứ ba: Đảm bảo an ninh, an toàn và hiệu quả hoạt động của các hệ thống thanh quyết toán, các dịch vụ, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt; tránh tình trạng mất cắp, giảm chi phí in ấn và vận chuyển tiền mặt; sử dụng các phương thức thanh toán điện tử cũng giúp tăng tính minh bạch và hiệu quả trong việc quản lý chi trả của nhà nước; khẳng định quyền an sinh của người dân với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”.
– Tiện tích thứ tư: Nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước, minh bạch hóa các hoạt động thanh toán và thu nhập cá nhân, bảo đảm chi trả đúng đối tượng, góp phần vào công tác phòng, chống tham nhũng và tội phạm kinh tế trên địa bàn xã.
Nguồn tin: Nguồn: Trung tâm văn hóa xã
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn